Sinh hoạt chi đoàn tháng 2/2022

MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN KỂ VỀ BÁC

https://www.facebook.com/doankhoidoanhnghiepdongnai/posts/pfbid02TNS38zfF6CWVGAhdnKCR86wSTdGRhRnzg2Z8EpdWRYPTq6pX3PmW9NeVQxTpuH1cl

CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG

94 đứa trẻ ‘mỏng giòn dễ vỡ’ và một ông bốBa Hiệp năm nay 61 tuổi, làm cha của 94 đứa trẻ. Gia tài của ông không có gì quý giá hơn gần 100 tâm hồn ‘mỏng giòn dễ vỡ’ mà ông nâng niu, săn sóc từng ngày.Nửa đêm, ánh đèn bàn từ phòng đọc sách của Mái ấm Thiên Thần (ở đường số 1, quận 9, TP.HCM) vẫn sáng. Ông Bùi Công Hiệp (61 tuổi) lặng lẽ học tiếng Anh, không để ý đến chiếc điện thoại đang rung ở góc phòng. Đến khi nghe tiếng gọi và đập cửa vọng từ ngoài sân, ông mới bỏ tai nghe, vội ra mở cửa.Màn đêm tối như mực. Nấp sau người phụ nữ trẻ chưa tới 30 tuổi tay bế đứa nhỏ đang lơ mơ ngủ là 3 cậu bé ngơ ngác, lén lút ngước mắt nhìn. Từ ngày mở Mái ấm Thiên Thần (năm 2010), ông Hiệp dần quen với những chuyến thăm giữa đêm, không báo trước.“Con gọi ông không được nên đánh liều đến đây”, người mẹ trẻ thỏ thẻ. Đúng như ông đoán, người mẹ trẻ nhờ ông chăm sóc 4 đứa con nhỏ để đi kiếm việc làm. Đủ tiền, chị sẽ đón các con về.4h30 sáng, ông Hiệp tỉnh giấc, nhẹ nhàng rời khỏi phòng ngủ xuống bếp, cố không đánh thức các con. Để các bảo mẫu tại mái ấm có thể tập trung chăm sóc nhóm trẻ sơ sinh, ông phụ trách nấu ăn cho 94 đứa trẻ. Đúng 7h, ông Hiệp cùng các con cùng ngồi trên chiếc xe nhỏ đến trường.Tự tay nấu 3 bữa ăn cho tụi nhỏ, ông Hiệp bảo việc này giúp tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là các con được ăn sạch, uống sạch.Ông kể trong 94 đứa trẻ ở mái ấm, hơn 80 trường hợp đến với ông khi còn đỏ hỏn và vô danh, mỗi đứa một hoàn cảnh khác nhau. Có trường hợp đặt trước cửa mái ấm tối mùng 3 Tết, không một tờ giấy lận lưng. Có trường hợp mẹ bỏ lại trong phòng trọ đến khi chủ nhà nghe tiếng khóc mới phát hiện. Có bé thì mẹ gửi tạm một thời gian để đi làm kiếm tiền rồi sau này quay lại đón.Dù thế nào, ông cũng cố gắng lo toan đủ giấy tờ để tất thảy các bé đều được đến trường. Hiện có khoảng 13 bé đang học lớp 1 và 2 tại một trường tiểu học cách mái ấm hơn 1 km. Mỗi ngày ông đều đưa đi đón về 4 bận. Khi được hỏi tại sao không để các con học bán trú, ông nói sợ chất lượng thực phẩm không đảm bảo và tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy vì số tiền ăn bán trú có thể cho các con đi học thêm mấy thứ khác đáng tiền hơn như trượt patin, bơi lội…Xe lam của ông Hiệp dùng để chở các con hàng ngày đến lớp thuộc loại ôtô chở người trên 9 chỗ, sản xuất trên 15 năm, đăng kiểm theo chu kỳ 3 tháng/lần. Loại xe này sẽ bị cấm lưu hành vào năm 2022. Ông Hiệp đang học bằng lái xe 18 chỗ để đổi ôtô phù hợp với quy định trong thời gian tới.“Nghĩa – Phú – Thành. Ra rửa tay ăn cơm các con”, ông Hiệp gọi 3 đứa trẻ trong lúc luôn chân luôn tay nêm nấu bữa trưa cho cả mái ấm. Khi mấy đứa nhỏ chạy tới, ông bỏ dở để ra rửa tay cho chúng.Nghĩa, Phú, Thành là 3 trong 4 đứa nhỏ mới được mẹ đưa tới gửi ông tối hôm trước. Ông sợ chúng mới đến còn nhớ mẹ và tủi thân nên quan tâm hơn những đứa trẻ khác.Ông Hiệp hướng dẫn Nghĩa – Phú – Thành từng chút một để các con làm quen dần với môi trường mới.Vừa nấu ăn, ông Hiệp vừa phải “ra mặt” để dàn xếp những cuộc cãi vã, tranh chấp của lũ trẻ. Những tiếng la hét, nhảy múa khiến căn phòng lúc nào cũng ồn ào.12h trưa, hơn 40 đứa trẻ ngồi ngay ngắn tại nhà ăn của căn bếp nhỏ. Những bé lớn xếp hàng lần lượt nhận từng phần cơm từ ba Hiệp và mang tới cho các em nhỏ hơn. Khi nhận cơm, các bé không ăn ngay mà chờ ba Hiệp để cùng cầu nguyện.“Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng… Amen”, căn bếp nhỏ rộn ràng tiếng đồng thanh “Kính lạy Cha” của hơn 40 đứa trẻ. Ông Hiệp nhìn đàn con vừa nghiêm nghị vừa hài lòng. Ông lý giải việc dạy bọn trẻ đọc kinh từ nhỏ là để dạy chúng về lòng biết ơn.Chỉ đến khi vào bữa ăn, không khí mới dịu đi. Những đứa trẻ ăn ngon lành sau một buổi sáng học hành và vui chơi hết mình. Hết thức ăn, bát cơm chan nước tương cũng khiến tụi nhỏ ăn ngấu nghiến.Kết thúc bữa trưa, những đứa trẻ tự động cầm theo bát đũa để vào chậu rửa trong bếp rồi về phòng, ngoan ngoãn ngủ. Sau khi các con nằm ổn định, ông khép cửa và lẩm nhẩm vài câu hát:Một nụ cười bé, cha vui cả ngày.Một vài tiếng khóc, mẹ lo hằng đêm.Thầm cầu mong cho, con sẽ an lành.Chín tháng sinh thành, một đời yêu thương…Sau khi sắp xếp chỗ ngủ cho các con, ông nhẹ nhàng ngả lưng cạnh lối đi. Một đứa cũng khẽ khàng đến bên nằm cạnh ba.Chiều, ông Hiệp có hẹn với một cô giáo để bàn về phương pháp giáo dục mới cho bọn trẻ. Trong lúc chồng nói chuyện, bà Phạm Hoàng Lan (vợ ông Bùi Công Hiệp) cố gắng giữ bọn nhỏ yên tĩnh nhất có thể.Hồi tưởng lại những ngày đầu xây dựng mái ấm năm 2010, khi ông nhận 5 bé sơ sinh đầu tiên, bà “giận quá trời giận” nhưng thỉnh thoảng bà Lan vẫn phải ngó xem chồng mình chăm sóc bọn nhỏ ra sao. Bây giờ, bà đã được ông thuyết phục và trở thành người đồng hành trên từng bước đường xây dựng mái ấm.Đứa nào cũng thích được mẹ Lan tết tóc mỗi khi bà về nhà, tranh thủ khoe với mẹ những điểm tốt mình đạt được trong thời gian qua.”Đánh nhau, cãi nhau chí chóe như thế nhưng hết ngày tụi nó lại làm hòa, chơi vui vẻ với nhau. Con nít mà”, bà Lan cho biết.Những đứa trẻ đều có tên đệm là Kim là một cách để ông Hiệp ghi nhớ công lao một người cộng sự đã cùng ông trải qua những tháng ngày khó khăn ban đầu khi xây dựng mái ấm.Bà nhớ như in thời kỳ khủng hoảng nhất khi mái ấm mới thành hình. Đa phần người mang con đến là mẹ đơn thân, nhìn xơ xác.Những đứa trẻ vì thế cũng thường trong tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc mắc nhiều chứng bệnh khác do mẹ còn quá trẻ, thiếu kỹ năng thai giáo. Hồi ấy ông bà vào viện nhiều tới mức bác sĩ vừa thấy bóng đã cười bảo “thiên thần lại ốm đấy à”.Vì còn trông coi công việc kinh doanh của gia đình nên bà Lan không thể thường xuyên đến Mái ấm Thiên thần. Mỗi lần về nhà, những đứa trẻ tíu tít: “Mẹ Lan, mẹ Lan, hôm nay mẹ ở đây chơi với con lâu lâu nhé”.Sau 10 năm, ông bà dần dần ổn định được kinh tế để chăm sóc bọn trẻ. Hiện có hơn 10 bảo mẫu tại mái ấm, chủ yếu để chăm sóc trẻ sơ sinh vì giai đoạn này “yếu đuối ghê hồn”. Còn lại các trẻ lớn chủ yếu do ông Hiệp chăm sóc và dạy dỗ.Để duy trì được mái ấm, mỗi ngày ông Hiệp phải bỏ ra số tiền không nhỏ.”Chúng nó bất hạnh đủ rồi, ráng làm cái gì để giúp tụi nó.”94 đứa trẻ vẫn hồn nhiên chơi đùa, không biết rằng chúng đang làm chủ của cả một gia tài lên tới 100 tỷ. Và có lẽ chúng không thể biết được 100 tỷ ấy là con số lớn đến chừng nào.Bà Lan kể khoảng hơn 1 năm trước, chồng bà gọi điện bảo muốn cho mấy đứa nhỏ căn nhà 3 tầng cùng mảnh đất 2.500 m2 là trụ sở Mái ấm Thiên Thần để anh em quản lý nhau, sau này thất bại còn có chỗ mà về.Giá thị trường của mảnh đất lúc đó lên đến 100 tỷ đồng. “Mới nghe tôi giật mình, phản đối đấy. Xong nghe ông ấy lải nhải mãi tôi chịu không nổi đành gật đầu cái rụp, đặt bút ký”, bà Lan nói như đùa.Căn nhà 3 tầng với đầy đủ sân chơi, bể bơi, phòng ăn, phòng ngủ cho các con có giá trị lên đến 100 tỷ đồng.“Cho đi gia tài 100 tỷ, ông quả thực không tiếc chút nào sao?”, một mạnh thường quân của mái ấm hỏi trong lúc đến chơi với bọn trẻ.“Quy ra tiền là cũng thấy tiếc tiếc đó”, ông Hiệp cười xuề xòa thừa nhận rồi nói thêm: “Với quan trọng là tôi thấy áy náy với người nhà. Đến khi cả gia đình đồng ý tôi thấy thanh thản hẳn, như trút được gánh nặng”.Kể lại giai đoạn ấy, ông Hiệp nói phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Ông muốn các bé có mái nhà khi nào cũng có thể quay về. Do đó, ông muốn trao quyền cho các bé, để căn nhà này trở thành tài sản của chúng.Với ông Hiệp, hàng ngày được lo cho các con từ bữa ăn đến giấc ngủ, cuốn vở để đến trường là niềm hạnh phúc mà chẳng thứ vật chất nào so sánh được.Kể từ ngày Mái ấm Thiên Thần được biết tới, số lượng trẻ ngày càng tăng nhanh. Khi được hỏi ông có dự tính giới hạn số lượng trẻ không, ông thật thà bảo chẳng nỡ từ chối đứa trẻ nào bởi trẻ con đứa nào cũng đáng quý.“Mình từ chối một lần đứa trẻ lại thêm một lần bơ vơ trong khi đứa nào cũng ‘mỏng giòn dễ vỡ’. Cứ nhận rồi sẽ tìm ra cách. Quan trọng nhất là tình người, còn về nguyên tắc tính sau”, ông thản nhiên nói.Ông Nguyễn Ngọc Cường, Phó chủ tịch UBND quận 9, xác nhận Mái ấm Thiên Thần của ông Hiệp được cấp giấy phép hoạt động từ năm 2010 và thể hiện sự cảm phục trước tình thương yêu của ông Hiệp với những đứa trẻ mồ côi. “Ông Hiệp là một tấm gương sáng của quận với rất nhiều hành động đẹp và nghĩa cử nhân văn. Chúng tôi luôn cố gắng tạo điều kiện tối đa để mái ấm được hoạt động tốt”, lãnh đạo này cho hay.